99% lãnh đạo trăn trở làm sao để quản lý dòng tiền hiệu quả cho doanh nghiệp. Quản lý thiếu “linh hoạt” và bất nguyên tắc tạo nhiều lỗ hổng thất thoát
1. Quản lý dòng tiền không vững, doanh nghiệp khó đi lên
Cạnh tranh trong từng ngành nghề kinh doanh không chỉ là về ý tưởng, về chiến lược, doanh thu hay lợi nhuận mà cốt lõi vẫn là “tài chính doanh nghiệp”. Kinh doanh ra lợi nhuận nhưng vốn hạn hẹp, khả năng thanh toán không có, chưa thu về được tiền từ khách hàng, nợ nhà cung cấp vẫn tồn đọng nhiều,….?
Quy luật 80/20 hay Nguyên lý Pareto (đặt tên theo nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto) hoạt động dựa trên các tiền đề đã chỉ ra rằng: 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Cũng có thể hiểu rằng 80% lợi nhuận của doanh nghiệp lại đến từ chính 20% khách hàng, đối tác. 80% lợi nhuận lại đến từ việc tối ưu dòng tiền.
Đừng vội liên tưởng tới việc doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền trong tháng, quý hay năm nay, khi bản thân doanh nghiệp chưa quản lý tối ưu được dòng tiền.
Vậy, bài toán đặt ra: Làm sao để quản lý chặt chẽ dòng tiền ra vào của doanh nghiệp?
2. Dòng tiền tương lai cần được dự báo chính xác
Doanh nghiệp cần dự báo dòng tiền thường xuyên theo tháng, quý và năm. Một kế hoạch dự toán chính xác sẽ là 1 trong các nguyên tắc sống còn để doanh nghiệp lường trước được các biến động xảy ra.
Việc lên dự báo chính xác dòng tiền không đơn thuần là ước lượng ngân sách thu chi đơn thuần của Doanh nghiệp. Người quản lý cần đảm bảo:
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải trả: Tận dụng đầy đủ các điều khoản thanh toán nợ. Đôi khi sự linh hoạt trong điều khoản thanh toán có thể cải thiện dòng tiền mặt của bạn hơn là việc mặc cả cho một mức giá hời.
- Cải thiện những khoản phải thu từ chính khách hàng đảm bảo việc thu hồi công nợ nhanh nhất, hạn chế việc nợ xấu hay trả chậm từ khách hàng
- Tận dụng từ bên thứ 3: Ngân hàng, hỗ trợ tài chính, nhà đầu tư,… là những dòng tiền doanh nghiệp cần theo dõi sát sao để đảm bảo dòng tiền lưu thông trong doanh nghiệp linh hoạt nhất
Là một lãnh đạo thông thái, hãy cẩn trọng với những giả định mà không có cơ sở: Khoản phải thu, khoản phải trả, mục tiêu vốn, lãi công ty mong muốn đạt được.
3. Quản lý dòng tiền phải đảm bảo quản lý chặt chẽ mọi khoản chi tiêu từ hoạt động kinh doanh
Nhiều công ty rơi vào tình trạng “kẹt” dòng tiền bởi ảnh hưởng nợ xấu từ chính khách hàng của mình. Đã bao giờ bạn kiểm soát chặt chẽ dòng tiền từ chính khách hàng của bạn?
Ngay từ đầu vào, hãy dành thời gian để đánh giá năng lực kinh doanh của khách hàng, đối tác và thiết lập các quy định thanh toán nghiêm ngặt để ràng buộc khách hàng. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, nếu bạn chưa thử việc cung cấp các hỗ trợ theo vấn đề khách hàng để khuyến khích họ trả đúng hạn? Biện pháp tối ưu nhất để thanh ký tình trạng tồn đọng lâu ngày? …
Quản lý dòng tiền phải đảm bảo quản lý chặt chẽ mọi khoản chi tiêu từ hoạt động kinh doanh hay khoản thu chi ra vào của doanh nghiệp.
Quản lý dòng tiền – Nguyên tắc sống còn của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Hãy là người quản lý khôn ngoan và giữ vững cán cân thanh toán.
COMMENTS