Ban giám đốc là tập hợp các cá nhân xuất sắc do cổ đông thuộc Hội đồng quản trị bầu ra. Họ đại diện cho Hội đồng quản trị để điều hành, quản lý .
I. Ban giám đốc trong công ty là gì?
Ban giám đốc là tập hợp các cá nhân xuất sắc do cổ đông thuộc Hội đồng quản trị bầu ra. Họ đại diện cho Hội đồng quản trị để điều hành, quản lý mọi công việc thường ngày tại công ty.
Lúc nào doanh nghiệp cũng cần có một ban giám đốc giúp thực hiện hóa mọi định hướng, tầm nhìn của Hội đồng quản trị. Chúng bao gồm việc thuê, sa thải giám đốc cấp cao, thay đổi chính sách cổ tức hay bồi thường điều hành.
Ngoài ra, một ban giám đốc cũng có trách nhiệm đặt ra mục tiêu dài hạn, hỗ trợ điều phối nguồn lực của công ty phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể.
II. Ban giám đốc bao gồm những ai?
Để trả lời cho câu hỏi ban giám đốc gồm những ai, các doanh nghiệp có thể phân chia ban giám đốc thành hai nhóm chính. Họ bao gồm cả những thành viên trong hoặc ngoài nước, đại diện cho quyền lợi của cổ đông cùng những người quản lý.
1. Giám đốc nội bộ
Giám đốc nội bộ là thành viên Hội đồng quản trị cùng ban giám đốc. Ví dụ như chủ tịch hoặc giám đốc điều hành.
Họ là người được bổ nhiệm dựa trên kinh nghiệm làm việc, thời gian gắn bó và những thành tựu đem lại cho công ty. Vì vậy, giám đốc nội bộ luôn nhận được sự quan tâm, tin tưởng của đội ngũ nhân viên và các cổ đông.
Giám đốc nội bộ có thể bị bãi nhiệm trong trường hợp có những hành vi lạm dụng chức quyền, gây ra thiệt hại nặng nề đối với công ty.
2. Giám đốc bên ngoài
Trái ngược với giám đốc nội bộ, các giám đốc bên ngoài được bổ nhiệm dựa vào uy tín cộng đồng. Đây là những cá nhân độc lập được tuyển dụng nhờ vào kinh nghiệm, danh tiếng trong một cộng đồng hoặc một lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh cách phân chia trên, các doanh nghiệp còn có thêm nhiều vị trí giám đốc theo chức năng chuyên môn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng sở hữu quy mô đầy đủ những vị trí như:
- Giám đốc Marketing.
- Giám đốc truyền thông.
- Giám đốc kinh doanh.
- Giám đốc sản xuất.
- Giám đốc điều hành.
- Giám đốc công nghệ thông tin.
- Giám đốc tài chính.
III. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc là gì?
1. Định hướng chiến lược
Chức năng quan trọng hàng đầu của ban giám đốc là lập kế hoạch chiến lược, cung cấp tầm nhìn, sứ mệnh cho toàn thể đội ngũ. Từ đó, ban giám đốc cùng với cấp dưới hiện thực hóa chiến lược thành các mục tiêu, nhiệm vụ chi tiết theo từng giai đoạn. Trong thực tế, giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc sẽ đảm nhận công việc này.
2. Tuyển dụng, đánh giá, bồi dưỡng, quản lý nhân tài
Tìm kiếm và bồi dưỡng nhân sự tài năng cho vị trí quản lý thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Bộ phận nhân sự chỉ bắt đầu tuyển dụng khi xuất hiện thay đổi bất ngờ trong cơ cấu tổ chức quản lý.
Tuy nhiên, ban giám đốc cần phải không ngừng đánh giá, đào tạo những ứng viên tốt nhất từ sớm. Một cá nhân đảm nhận vị trí chủ chốt phải có năng lực, đạo đức và thấu hiểu doanh nghiệp.
3. Xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp
Ban giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản trị khoa học, liên thông chặt chẽ giữa mọi phòng ban. Điều này tạo nên khuôn khổ cho các chính sách, định hướng chiến lược tiếp cận từng nhân sự sâu sắc hơn.
Mặt khác, hệ thống quản trị cũng xác định những quy tắc, quy trình, cách thức hoạt động thống nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp đảm bảo tiến độ cùng chất lượng công việc, đem lại doanh thu cao.
4. Duy trì tương tác liền mạch với quản lý cấp trung
Quản lý cấp trung là trung gian liên kết giữa ban giám đốc với nhân viên cấp dưới. Họ sẽ nắm bắt thông tin chỉ đạo để triển khai thành nhiệm vụ, thúc đẩy nhân sự hoàn thành mục tiêu.
Do đó, ban giám đốc phải làm việc chặt chẽ với giám đốc điều hành cùng các quản lý cấp trung trong những cuộc họp định kỳ. Thông thường doanh nghiệp sẽ họp bàn 1 tháng 1 lần, hoặc 3 đến 4 lần một năm.
5. Ủy thác, ủy quyền xử lý công việc
Ban giám đốc thường phải đi công tác, gặp gỡ đối tác nên không thể trực đều đặn tại văn phòng. Lúc này họ có thể ủy thác người đại diện theo dõi công việc, bảo vệ lợi ích của cổ đông hoặc nhà đầu tư. Thêm vào đó, mọi tài sản của công ty như thiết bị, cơ sở sản xuất, nguồn vốn, nhân lực cũng cần được quản lý an toàn.
6. Giám sát, điều khiển hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ban giám đốc có chức năng giám sát, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, họ chịu trách nhiệm kiểm toán hoặc thuê kiểm toán viên nhằm tổ chức quá trình kiểm toán chính xác, đúng thời hạn hàng năm.
IV. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập ban giám đốc công ty
1. Những quy mô công ty nào cần có ban giám đốc?
Công ty cổ phần là quy mô tổ chức cần có ban giám đốc nhất hiện nay. Do cơ cấu nhiều cổ đông, khả năng huy động vốn lớn nên công ty cổ phần phải có sự quản lý chặt chẽ.
2. Ban giám đốc có thể thuê ngoài không?
Sau khi làm rõ ban giám đốc gồm những ai, có thể thấy thành viên ban giám đốc được phép thuê ngoài hoặc bổ nhiệm từ nhân sự nội bộ. Ban giám đốc chỉ cần chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về quyền, nghĩa vụ được giao theo đúng pháp luật.
3. Các yêu cầu đối với thành viên ban giám đốc là gì?
Ban giám đốc hình thành để quản lý, giám sát mọi hoạt động vì lợi ích của nhân viên, cổ đông và toàn thể doanh nghiệp. Chính vì vậy, thành viên ban giám đốc phải thấu hiểu luật kinh doanh, có kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo thành thạo.
V. Kết luận
Nếu doanh nghiệp đang cần tìm hiểu ban giám đốc là gì, ban giám đốc bao gồm những ai thì bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin. Hy vọng doanh nghiệp có thể ứng dụng hiệu quả để xây dựng bộ máy quản lý toàn diện, vận hành kinh doanh thành công.
COMMENTS