Xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART mang lại cho bạn sự tập trung rõ ràng, thúc đẩy nhân viên và đặt ra các mục tiêu để doanh nghiệp hướng tới
Thiết lập mục tiêu công việc là một phần quan trọng để vận hành một doanh nghiệp thành công. Mục tiêu có thể mang lại cho bạn sự tập trung rõ ràng, thúc đẩy nhân viên và đặt ra các mục tiêu để doanh nghiệp của bạn hướng tới. 5 bước thiết lập mục tiêu theo SMART cho phép người quản lý và nhân viên tạo, theo dõi và hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Trong bài viết này, Kiến Thức Quản Trị sẽ chia sẻ tới bạn kiến thức về mô hình SMART và 5 bước thiết lập mục tiêu theo SMART hiệu quả!
I. Thiết lập mục tiêu theo SMART là gì?
Thiết lập mục tiêu theo SMART có thể hiểu là mô hình xây dựng mục tiêu hiệu quả. Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu SMART giúp các doanh nghiệp, các Marketer dễ dàng thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và phù hợp của những mục tiêu đã đặt ra. Dựa trên 5 tiêu chí:
- Specific (Cụ thể)
- Measurable (có thể Đo lường được)
- Actionable (Tính Khả thi)
- Relevant (Sự Liên quan)
- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
II. Lợi ích của doanh nghiệp khi thiết lập mục tiêu theo SMART
1. Tối ưu các mục tiêu
2. Tăng khả năng phù hợp, chính xác của mục tiêu
3. Khả năng đo lường mục tiêu
4. Phù hợp thúc đẩy hiệu suất làm việc
III. Thiết lập mục tiêu theo SMART
1. S – Specific (cụ thể, dễ hiểu)
Khi đặt mục tiêu, bạn nên cụ thể hóa những gì bạn muốn hoàn thành và các mục tiêu cụ thể có cơ hội đạt được. Hãy tự đặt ra các câu hỏi như:
- Chúng ta muốn đạt được điều gì?
- Tại sao mục tiêu lại quan trọng?
- Những ai liên quan?
- Mục tiêu này nằm ở đâu?
2. M – Measurable: Đo lường được
Điều quan trọng là bạn có thể đo lường, theo dõi mục tiêu có hoàn thành hay không. Phương pháp đo lường có thể dựa trên dữ liệu hoặc chúng có thể dựa trên những phản hồi và khảo sát của khách hàng. Và tự đặt câu hỏi:
- Làm thế nào để biết rằng chúng ta đã hoàn thành mục tiêu?
- Có thể sử dụng những nguồn thông tin nào để xác định xem chúng ta đã đạt được mục tiêu chưa?
3. A – Attainable : Có thể đạt được
Mục tiêu sẽ khiến bạn gặp nhiều thử thách và có đủ quyết tâm để có thể đạt được. Kiểm tra xem mục tiêu bạn đề ra có đủ phải là thời gian, tiền bạc và nguồn lực để thực hiện hay không. Và hãy tự hỏi bản thân mình:
- Mục tiêu này đạt được như thế nào?
- Những nguồn lực nào cần thiết để đạt được mục tiêu, và chúng ta có chúng không?
- Nếu không, làm thế nào chúng ta có thể đạt được chúng?
4. R – Relevant: Thực tế
Đảm bảo mục tiêu của bạn có liên quan đến định hướng mà bạn muốn doanh nghiệp của mình đi theo. Ví dụ: tăng lợi nhuận, tăng nguồn nhân lực, tăng nhận thức về thương hiệu. Hãy đặt ra câu hỏi:
- Điều này có phù hợp với những nỗ lực khác của chúng tai không?
- Có phải là thời điểm thích hợp để thiết lập mục tiêu này?
- Nó có đáng giá cho doanh nghiệp của chúng ta không?
- Chúng ta có phải là người phù hợp để đạt được mục tiêu này không?
5. T – Time-Bound: Thời gian hoàn thành
Một mục tiêu không có khung thời gian có thể dễ dàng bị lãng quên hoặc bị gạt sang một bên. Việc đặt khung thời gian cho các mục tiêu nhỏ trong quá trình thực hiện cũng rất quan trọng. Hãy đặt ra câu hỏi:
- Mục tiêu cần hoàn thành khi nào?
- Khung thời gian đó chúng ta hoàn thành những công việc gì?
- Chúng ta có thể làm gì trong thời gian ngắn hạn
- Chúng ta có thể làm gì trong thời gian dài hạn?
Khi bạn đã có danh sách các mục tiêu kinh doanh của mình, bạn sẽ cố gắng làm việc để hoàn thành mục tiêu đó. Dưới đây là một số điều cần xem xét khi lập kế hoạch chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn:
- Hành động: Mô tả các hành động cá nhân bạn sẽ thực hiện để hướng tới mục tiêu của mình.
- Khung thời gian: Đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu của bạn. Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn mong đợi nhiệm vụ sẽ thực hiện trong bao lâu và đặt ra một ngày thực tế để hướng tới.
- Nguồn lực: Nêu chi tiết ngân sách của bạn, yêu cầu về nhân sự và bất kỳ nguồn cung cấp nào bạn cần để hoàn thành mục tiêu.
- Trách nhiệm giải trình: Nói với nhân viên, khách hàng hoặc một nhóm người mà bạn tin tưởng về mục tiêu của mình. Những người này có thể giúp bạn đi đúng hướng và đảm bảo rằng bạn đang làm việc hướng tới mục tiêu của mình.
- Đánh giá: Xem xét cách bạn sẽ đo lường mức độ thành công của mục tiêu. Dành thời gian để thường xuyên xem lại cách bạn đang theo dõi nó. Cân nhắc những hành động bạn có thể thực hiện nếu bạn không đi đúng hướng.
COMMENTS