Quy trình quản lý thành công mọi dự án bao gồm 5 bước: Khởi tạo dự án, Lập kế hoạch dự án, Thực thi dự án, Kiểm soát dự án, Kết thúc dự án
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận tổng quan 5 giai đoạn cơ bản trong quy trình quản lý dự án, giúp bạn hiểu và nắm bắt cách thức thực hiện từng giai đoạn trong việc quản lý dự án, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý cho cá nhân, đội nhóm cũng như dự án.
I. Quy trình quản lý dự án là gì
Quy trình quản lý dự án chính là xương sống cho toàn bộ quá trình triển khai và thực thi dự án của doanh nghiệp từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Mỗi dự án có thể có những thay đổi riêng biệt trong quy trình quản lý sao cho thích hợp với tính chất của từng dự án, cũng như đem lại sự thuận lợi cho những người triển khai.
Quy trình quản lý dự án là các bước được thiết lập theo trình tự thời gian mà người quản lý cần nắm được để thực hiện quản lý, điều hành, giám sát trong suốt vòng đời dự án. Khi một bản quy trình quản lý dự án được đưa ra, các thành viên tham gia, các bên liên quan hiểu được nhiệm vụ nào thuộc trách nhiệm của mình, nhiệm vụ nào cần cùng các thành viên khác phối hợp để tạo nên một dự án thành công.
II. 5 giai đoạn cơ bản trong quy trình quản lý dự án
Quy trình quản lý dự án gồm 5 giai đoạn cơ bản sau:Thiết lập dự án (Khởi tạo dự án) => Lập kế hoạch dự án => Thực thi dự án => Kiểm soát dự án => Kết thúc dự án.
Giai đoạn 1: Khởi động dự án
- Mục tiêu tổng quát của dự án là gì?
- Các bên liên quan tới dự án là ai?
- Rủi ro cần xác định của dự án
- Những lợi ích sẽ thu được từ dự án
- Tổng quan về ngân sách dự án
- Tình trạng kinh doanh: tình trạng kinh doanh là một phần quan trọng để bạn dễ dàng chứng minh tính cần thiết của dự án.
- Phạm vi dự án: bao gồm việc xác định và liệt kê danh sách các mục tiêu dự án cụ thể, như: khả năng cung cấp, tính năng, chức năng, nhiệm vụ, thời hạn và chi phí của dự án
- Sự phân phối: những sản phẩm có thể phân phối là hàng hóa hoặc dịch vụ có thể định lượng được
- Nguồn lực: bao gồm cơ sở vật chất, thiết bị và con người cần thiết để thực hiện dự án.
- Mục tiêu: đây là đích đến của dự án. Mọi hành động trong dự án đều được thiết lập nhằm bám sát để hoàn thành mục tiêu.
- Các phát sinh: điều lệ dự án cần nêu rõ các vấn đề và rủi ro có thể phát sinh trong vòng đời của dự án để có phương hướng giải quyết dự trù.
- Lịch trình: phác thảo các mốc quan trọng của dự án và ước tính sơ bộ về thời điểm chúng được hoàn thành
- Ngân sách ước tính: đây là một trong những nội dung bắt buộc cần thể hiện trong điều lệ dự án..
- Sự phụ thuộc cho thấy mối quan hệ giữa các nhiệm vụ, các cá nhân thực thi dự án
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch dự án SMART
- Specific – Các mục tiêu cần trả lời được các câu hỏi cụ thể như dự án được thực hiện cho sản phẩm. dịch vụ gì, diễn ra ở đâu, khi nào, người tham gia là ai,…
- Measurable – Tạo ra thước đo để đo lường kết quả thực hiện bằng cách đưa ra mục tiêu cụ thể, có thể đo lường bằng con số cụ thể.
- Achievable – Những mục tiêu đã đưa ra có thể đạt được với nguồn lực, thời gian hiện có hay không? Khi lập kế hoạch và mục tiêu công việc, hãy xét đến khả năng giới hạn của bản thân cũng như các nguồn lực để đưa ra mục tiêu có tính khả thi..
- Relevant – mục tiêu của dự án cần có tính thực tế, phù hợp với những việc liên quan. Ví dụ lên kế hoạch dự án marketing sản phẩm cần phù hợp với kế hoạch sản phẩm & kế hoạch kinh doanh của công ty trong cùng thời kỳ.
- Time-bound – Không quên đặt ra các mốc thời gian cụ thể để thực hiện dự án. Đâu là hạn chót, đâu là lúc cần phác thảo công việc, thời gian phê duyệt công việc là khi nào…. để kiểm soát thời gian, tiến độ.
- Collaborative – Mục tiêu người quản lý tạo ra cần có tính kết nối, hợp tác, cho nhân viên cùng nhau làm việc để đạt hiệu quả teamwork cao nhất.
- Limited – Mục tiêu cần được giới hạn rõ ràng về phạm vi, nguồn lực thời gian thực hiện.
- Emotional – Cảm xúc, cảm hứng trong công việc luôn là một phần quan trọng tạo nên thành công cho dự án. Nhà quản lý cần cố gắng truyền cho các thành viên của mình nguồn cảm hứng để họ không ngừng cống hiến, nỗ lực, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong dự án.
- Appreciable – Mục tiêu của dự án cần được đánh giá là khả thi và nên chia các mục tiêu con, giúp các bên dễ dàng thực hiện và chinh phục.
- Refinable – Kế hoạch của dự án nên có sự tinh chỉnh, linh hoạt khi cần thiết.
Giai đoạn 3: Triển khai dự án
- Tạo dựng đội nhóm, chọn lọc nhân sự
- Chỉ định nguồn lực cho dự án
- Thực hiện kế hoạch quản lý dự án
- Thiết lập hệ thống theo dõi
- Giao nhiệm vụ
- Tạo lịch trình dự án cập nhật dựa trên sự phát triển
- Nếu có nhu cầu, hãy cập nhật kế hoạch dự án khi cần thiết
Giai đoạn 4: Theo dõi và đánh giá
Giai đoạn 5: Đóng dự án
- Đánh giá hiệu quả dự án: đánh giá tổng quan và đánh giá chi tiết hiệu quả từng công việc, hạng mục của dự án.
- Phân tích hoạt động của các thành viên trong nhóm: tinh thần, năng lực, chuyên môn của từng thành viên đáp ứng được yêu cầu của dự án hay không, những nhân sự này cần điều chỉnh như thế nào ở các dự án tiếp theo.
- Phân tích dự án: xác định những thành tựu đã đạt được, rút kinh nghiệm từ những thất bại của dự án để có thể tránh tái diễn ở những dự án kế tiếp.
- Quyết toán: tất toán ngân sách dự án.
COMMENTS