Mô hình 4P trong Marketing được hầu hết các doanh nghiệp hiện nay ứng dụng. Mô hình 4P là công cụ hữu hiệu nhất với nhiều tính năng giúp ...
Mô hình 4P là gì?
Mô hình 4P thực chất là 4 yếu tố cần thiết, hỗ trợ việc cung ứng một hàng hóa hay dịch vụ hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu. Mô hình 4P giúp doanh nghiệp định hình được quá trình từ sản xuất sản phẩm đến phân phối và tiếp thị sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Thuật ngữ Marketing Mix hay về sau đổi thành mô hình 4P được giáo sư Neil Borden phổ cập vào những năm 1950. Ông từng là giáo sư giảng dạy về truyền thông tiếp thị tại đại học danh tiếng Harvard, năm 1964 ông viết một bài báo với tiêu đề “Khái niệm về Marketing Mix” trình bày những cách công ty có thể sử dụng mô hình 4P để xây dựng chiến thuật thu hút khách hàng tiềm năm. Những định nghĩa ấy vẫn còn sử dụng hiệu quả cho đến bây giờ.
Mô hình 4P được tổng hợp từ 4 chữ P đó là: Product (Sản phẩm) – Price (Giá thành) – Place (Kênh phân phối) – Promotion (Tiếp thị). Mô hình 4P nếu được áp dụng hợp lý sẽ mang đến những kết quả bất ngờ về doanh thu cho doanh nghiệp.
Những yếu tố chính trong mô hình 4P
Product (Sản phẩm)
Như các bạn đã biết, sản phẩm như là “máu huyết” của doanh nghiệp. Máu lưu thông để nuôi các bộ phận trong cơ thể và sản phẩm lưu thông trong thị trường để “nuôi” các bộ phận trong cấu trúc của doanh nghiệp. Một sản phẩm lý tưởng là khi đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng hoặc có sức hấp dẫn mãnh liệt thôi thúc người dùng nhất định phải sở hữu nó.
Doanh nghiệp trước khi chào bán sản phẩm cho người tiêu dùng nhất thiết phải trải qua các quá trình nghiên cứu về vòng đời sản phẩm cũng như là: lượng cầu trên thị trường, thiết kế hay bao bì có “bắt mắt”, thu hút người tiêu dùng hay không và những tính năng khác của sản phẩm. Vậy làm thế nào để sản phẩm đáp ứng được những tiêu chí trên?
Concept (Nội dung)
Đầu tiên sản phẩm vẫn phải hình thành từ những Concept hay ý tưởng độc đáo, mang đến sự thỏa mãn cho những nhu cầu chưa được giải quyết của phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.
Function (Chức năng)
Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm cần có những chức năng vượt trội. Những phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về tính năng của sản phẩm, nhà nghiên cứu cần có sự quan sát và phân tích sâu sắc về khách hàng để đáp ứng tối đa nhu cầu mà khách hàng tìm kiếm.
Usability (Tiện dụng)
Nội dung sản phẩm tốt, chức năng phù hợp với nhu cầu đều rất cần thiết nhưng nếu sản phẩm gây ra sự khó khăn trong quá trình sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tính cạnh tranh của sản phẩm.
Performance (Hiệu năng)
Ngoài 3 yếu tố trên, khách hàng còn xem xét đến hiệu năng của sản phẩm. Những câu hỏi như: Tuổi thọ trung bình của sản phẩm có lâu dài không? Công suất bình quân của sản phẩm có đạt hiệu suất cao? Sẽ xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm.
Price (Giá thành)
Chiến lược định giá sản phẩm được đánh giá là vô cùng quan trọng, hiểu được phân khúc khàng hàng mà sản phẩm muốn nhắm đến sẽ giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm một cách tối ưu nhất nhằm cân bằng giữa mức lợi nhuận mong muốn và chi phí sản xuất sản phẩm đồng thời cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Doanh nghiệp cần xem xét giá trị thực và giá cảm nhận của khách hàng để xây dựng chiến lược về giá tốt nhất. Dưới đây là những chiến lược về giá phổ biển nhất được WEONE tổng hợp lại:
Chiến lược định giá thâm nhập.
Chiến lược định giá “hớt váng”.
Chiến lược định giá cạnh tranh.
Place (Kênh phân phối)
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ xác định kênh phân phối mà mình muốn để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Một kênh phân phối tốt sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định nhanh hơn.
Kênh phân phối bao gồm những địa điểm hữu hình hay vô hình để phân phối sản phẩm và nơi mà quảng cáo sẽ xuất hiện. Một số ví dụ như:
Siêu thị và tạp hóa
Đại lý phân phối F1, F2,…
Trang thương mại điện tử, website, blog với
Những địa điểm, tòa nhà nhiều người qua lại
Promotion (Tiếp thị)
Sau khi đã hoàn thành 3P trên, bước tiếp theo sẽ là tiếp thị sản phẩm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu cũng như là sản phẩm. Các chiến lược khuyến mãi, quảng cáo và PR thông qua các kênh truyền thông xúc tiến sản lượng bán ra của sản phẩm thông qua sức thuyết phục từ các hoạt động quảng cáo, PR và các chương trình khuyến mãi nhằm đẩy mạnh sức mua của người tiêu dùng.
Vai trò và ứng dụng của mô hình 4P trong Marketing
1. Vai trò
Gia tăng chất lượng sản phẩm
Mô hình 4P hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, hiểu rõ về thị trường và nhu cầu khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra những ý tưởng mới mẻ, độc lạ mà vẫn phù hợp đồng thời thỏa mãn khách hàng ở mức độ cao nhất thông qua những sản phẩm chất lượng với tiêu chuẩn cao vượt qua sự mong đợi từ khách hàng.
Hình ảnh và uy tín thương hiệu được nâng cao
Việc áp dụng mô hình 4P hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đưa thương hiệu của mình lên một tầm cao mới, phổ biến trong quốc gia thậm chí vươn tầm châu lục,… Để đạt được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng cáo cũng như khuyến mãi để thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Lợi ích thiết thực dành cho khách hàng
Mô hình 4P ngoài không những tăng cường lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang vai trò quan trọng đối với khách hàng. Trong trường hợp cụ thể là những sản phẩm chất lượng với tính năng ưu việt hay giá thành cạnh tranh đạt mức độ cao về sự hài lòng của khách hàng.
2. Ứng dụng
Chiến lược sản phẩm
Mô hình 4P hỗ trợ doanh nghiệp xác định xem sản phẩm của mình đã có trên thị trường hay từng xuất hiện trong quá khứ hay chưa? Các sản phẩm thay thế, các dòng sản phẩm tương tự. Từ đó tìm kiếm sự khác biệt, những điểm độc đáo trong sản phẩm để xây dựng lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm.
Chiến lược giá bán
Chiến thuật giá bán sẽ hấp dẫn người tiêu dùng khi áp dụng mô hình 4P hợp lý. Chiến lược giá bán hiệu quả đem đến cho doanh nghiệp mức lợi nhuận cao hơn, cân bằng các khoản chi phí. Tính năng của mô hình 4P là xác định mức giá cạnh tranh của thị trường hay đáp ứng được phân khúc khách hàng tiềm năng.
Chiến lược phân phối sản phẩm
Place (Kênh phân phối) trong mô hình 4P giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng kênh phân phối mình muốn lựa chọn và kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm với độ phủ sóng sản phẩm cao nhất trên thị trường. Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện trong việc tiếp cận.
Chiến lược tiếp thị khách hàng
Doanh nghiệp khi thực hiện phân tích Promotion (Tiếp thị) sẽ lựa chọn những hình thức khuyến mãi để kích thích lượng cầu trên thị trường, nội dung PR sáng tạo đi trực tiếp vào tiềm thức của khách hàng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu. Những kết quả trên làm duy trì doanh số bán hàng và gia tăng số lượng khách hàng trung thành.
Hi vọng rằng với những thông tin bổ ích về mô hình 4P sẽ hổ trợ cho doanh nghiệp bạn trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược giá đồng thời lựa chọn kênh phân phối phù hợp cùng các chương trình khuyến mãi, PR tuyệt vời để thúc đẩy doanh thu bán hàng. Chúc bạn thành công trong tương lai và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!
COMMENTS