KPI là chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận hoặc doanh nghiệp. Nó thể hiện qua số liệu, tỷ lệ phần trăm trực quan
Chỉ số đo lường hiệu suất KPI luôn được biết đến là cách đánh giá kết quả, tiến độ làm việc của nhân viên hiệu quả nhất. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được bảng KPI khoa học, chính xác. Thấu hiểu khó khăn đó, Kiến Thức Quản Trị xin gửi tới những mẫu KPI mới nhất cho các phòng ban, đội nhóm giúp doanh nghiệp quản lý tối ưu.
I. KPI là gì? Lợi ích của việc xây dựng KPI
KPI là chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận hoặc doanh nghiệp. Nó được xây dựng dựa trên đặc thù nghiệp vụ và thể hiện qua số liệu, tỷ lệ phần trăm trực quan.
Các mẫu KPI dễ dàng ứng dụng ở nhiều cấp độ khác nhau. KPI cấp độ cao sẽ tập trung vào những thông số mang tính chiến lược như tăng 120% tổng doanh thu, hoàn thiện 20 dự án lớn… Trong khi đó, KPI cấp độ thấp chỉ đo lường hiệu suất đơn lẻ như tìm kiếm 50 data mỗi tháng, đăng 30 bài quảng cáo lên các kênh truyền thông…
Việc áp dụng mẫu KPI sẽ đem lại lợi ích cho cả người quản lý và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
- Với cấp quản lý: KPI giúp người đứng đầu theo dõi hiệu suất của nhân viên một cách minh bạch, chính xác. Dựa trên cơ sở đó bạn có thể đề ra chế độ thưởng, phạt phù hợp và thúc đẩy nhân viên bám đuổi mục tiêu.
- Với nhân viên: Tổng kết KPI mỗi tháng giúp họ nắm được mức độ hoàn thành công việc. Nếu kết quả tốt họ sẽ có thêm sự tự tin, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại, họ cũng nhanh chóng tìm ra điểm hạn chế để cải thiện nhanh chóng.
II. Tổng hợp những mẫu KPI phổ biến nhất dành cho các phòng ban
1. Mẫu KPI cho phòng kinh doanh
Bộ phận kinh doanh đảm nhiệm nghiệp vụ quan trọng hàng đầu doanh nghiệp khi mang lại đơn hàng, doanh số bằng cách tiếp cận trực tiếp tới khách hàng. Đây là một trong những bộ phận người quản lý bắt buộc phải giám sát chặt chẽ nhằm đưa ra quyết định điều chỉnh chiến lược bán hàng hay sản phẩm ưu tiên kịp thời.
Tải ngay mẫu KPI theo các vị trí chuyên môn trong phòng kinh doanh
2. Mẫu KPI cho phòng nhân sự
KPI nhân sự cung cấp những chỉ số hiệu suất của nhân sự gắn liền với chiến lược kinh doanh, mục tiêu và sứ mệnh của công ty. Nó tạo ra công thức tối ưu chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự tại doanh nghiệp.
Vì vậy, thông thường mẫu KPI của phòng nhân sự sẽ bao gồm các yếu tố: tổng số nhân viên, mức lương, bảo hiểm, vị trí cần tuyển,…
Download miễn phí bảng mẫu KPI phòng nhân sự
3. Mẫu KPI cho phòng đầu tư
Phòng đầu tư đóng vai trò như cơ quan tham mưu giúp ban lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, lập kế hoạch công việc theo từng giai đoạn. Họ cũng phụ trách quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường để nắm bắt ngay những cơ hội kinh doanh tiềm năng. Do yêu cầu công việc khác biệt, nhà lãnh đạo, quản lý cần lưu ý tham khảo mẫu KPI dưới đây trước khi quy định và đánh giá KPI cho bộ phận này.
Download miễn phí bảng mẫu KPI phòng đầu tư
3. Mẫu KPI cho phòng kế toán
Tương tự như phòng kinh doanh, áp dụng KPI quản lý bộ phận kế toán có ý nghĩa quan trọng với tất cả các doanh nghiệp. Bởi lẽ, kế toán bao gồm nhiều nghiệp vụ đặc thù khiến cho kế toán tổng hợp và kế toán công nợ, ngân hàng… có thang đo hiệu suất khác nhau.
Tùy thuộc vào từng vị trí, lĩnh vực hoạt động của công ty mà hệ thống KPI cho kế toán phải được thay đổi phù hợp.
Tải ngay 9 mẫu KPI phổ biến nhất cho phòng kế toán trong doanh nghiệp
5. Mẫu KPI cho bộ phận công nghệ thông tin
Chức năng của bộ phận công nghệ thông là duy trì tính ổn định, bảo mật của hệ thống mạng, phần mềm phần cứng cùng cơ sở dữ liệu. Từ đó, bộ phận này hỗ trợ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị diễn ra ổn định và hiệu quả.
Tải mẫu KPI của phòng công nghệ thông tin
6. Mẫu KPI cho phòng chăm sóc khách hàng
Các chỉ số KPI mà nhân viên chăm sóc khách hàng phải hoàn thiện đem đến cái nhìn tổng quan về hiệu quả chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nó cho thấy khả năng nâng cao mức độ hài lòng đồng thời giữ chân khách hàng thông qua những cách thức quan tâm kịp thời.
Download – Mẫu KPI cơ bản nhất phòng chăm sóc khách hàng cần có
7. Mẫu đánh giá KPI cho cá nhân
Bên cạnh những mẫu KPI từng phòng ban như trên, người quản lý có thể đánh giá năng lực nhân viên chi tiết hơn khi xem xét bảng tổng kết KPI cá nhân. Các tiêu chí này không chỉ kiểm tra hiệu suất công việc mà còn bao gồm cả thái độ làm việc, khả năng giải quyết tình huống của nhân sự.
Tải file KPI mẫu đánh giá kết quả công việc cá nhân
III. Các sai lầm doanh nghiệp cần tránh khi xây dựng KPI
Dựa vào cơ sở thiết lập các mẫu KPI tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần lưu ý tránh mắc phải một trong những sai lầm sau:
- KPI không bám sát mục tiêu chiến lược dài hạn: KPI phải là những chỉ số quan trọng được xây dựng dựa trên những mục tiêu chiến lược hàng đầu. Nếu KPI không tương thích với định hướng dài hạn thì doanh nghiệp sẽ lãng phí nhiều thời gian, nguồn lực mà không đạt kết quả mong muốn.
- KPI không được cập nhật theo thời gian thực tế: KPI nên được điều chỉnh theo từng giai đoạn ngắn hạn đến dài hạn tùy theo tình hình thực tế. Ví dụ, trong những giai đoạn khó khăn, việc giữ nguyên KPI quá cao từ đầu kỳ không còn khả thi. Nó chỉ tạo áp lực nặng nề cho đội ngũ khiến mọi người nản lòng và từ bỏ.
- Tạo ra nhiều KPI cho một phòng ban, vị trí chuyên môn: Quá nhiều KPI khiến năng lượng của đội ngũ bị phân tán. Thay vì tập trung hoàn thành mục tiêu chiến lược thì họ lại mất nhiều thời gian vào các công việc kém quan trọng hơn.
IV. Quy trình xây dựng KPI
1. Lựa chọn người phụ trách lập mẫu KPI
2. Xác định các chỉ số KPI cần có
- Nhóm tốn nhiều thời gian để hoàn thành nhưng ảnh hưởng lớn đến tiến độ, mục tiêu chung.
- Nhóm tốn ít thời gian để hoàn thiện và ảnh hưởng lớn đến tiến độ, mục tiêu chung.
- Nhóm tốn ít thời gian hoàn thiện và ảnh hưởng ít đến mục tiêu chung.
- Mỗi nhóm trên sẽ có trọng số khác nhau dựa trên mức độ quan trọng như 50%, 30% và 20%.
COMMENTS