Quyền lực mềm là khả năng khiến một ai đó làm điều mà bạn muốn mà không bị ép buộc hay cưỡng chế. Họ làm việc đấy nhưng xuất phát từ lòng tự nguyện
Ngày nay, để việc lãnh đạo nhân sự, công việc hiệu quả hơn chúng ta cần sử dụng đến quyền lực mềm. Nhưng việc hiểu rõ quyền lực mềm là gì và cách ứng dụng nó hiệu quả vẫn là thách thức với nhiều nhà quản lý. Hãy cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây!
1. Quyền lực mềm là gì
Quyền lực mềm là khả năng khiến một ai đó làm điều mà bạn muốn mà không bị ép buộc hay cưỡng chế. Họ phải làm việc đấy nhưng xuất phát từ lòng tự nguyện. Joseph Nye đã là người đưa ra định nghĩa này và có những nhận định rõ ràng như vạy.
Theo một nghĩa khác, quyền lực mềm là năng lực giúp chúng ta đạt được mục đích thông qua sự thuyết phục, sức hấp dẫn. Việc này khác hoàn toàn với các hình thức cưỡng chế hay dụ dỗ. Sự hấp dẫn này đến từ quan niệm giá trị của nền văn hóa, chính trị và chính sách ngoại của một đất nước.
Qua khái niệm trên, có thể thấy quyền lực mềm có một sức ảnh hưởng to lớn khiến mọi người tin tưởng. Trong kinh doanh, đây sẽ là niềm tin vào khả năng người lãnh đạo, quản lý trong một doanh nghiệp lớn. Nó không chỉ là việc thuyết phục mà còn là khả năng cuốn hút người khác phục tùng và nghe theo.
2. Đặc điểm của quyền lực mềm là gì?
Một đặc trưng của quyền lực mềm là không cưỡng ép, bắt buộc để đạt đến mục tiêu. Nó chỉ là sự tác động đến nhân sinh quan, giá trị quan của người khác. Khi thành công làm thay đổi suy nghĩ của họ, bạn có thể khiến người đó làm điều mình mong muốn.Dưới góc độ các nhân, quyền lực mềm hình thành từ những hoạt động khiến người khác tin tưởng và nể phục. Quyền lực mềm được thực hiện bằng sự hấp dẫn khéo léo và kỹ năng giao tiếp. Đối với một đất nước, quyền lực mềm được xây dựng dựa vào 3 yếu tố như sau:
2.1. Văn hoá quốc gia
Ở mỗi đất nước sẽ tồn tại những nền văn hoá khác nhau. Điều này tạo nên sự độc đáo riêng biệt và ghi sâu vào từng cá nhân.
Vì vậy, độ phổ biến văn hóa sẽ là nền tảng để thi hành quyền lực mềm. Khi nét văn hóa của đất nước được phổ biến và chấp nhận rộng rãi sẽ giúp xóa nhoà khoảng cách giữa các cá thể với nhau. Nó tạo nên sự tự nguyện chung sức vì lợi ích chung.
2.2. Giá trị đất nước
Tính thuyết phục, sự tương đồng là một đặc điểm không thể thiếu trong quyền lực mềm. Đặc biệt, nó sâu sắc hơn trên nền tảng giá trị đất nước.
2.3. Chính sách của đất nước đó
Một quốc gia có sử dụng quyền lực mềm thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tính hợp pháp, đạo đức, quy tắc luật pháp hợp với lòng dân. Việc xây dựng sự tin cậy của mọi người với chính phủ và một đất nước sẽ giúp đất nước ngày càng phát triển hơn.
3. Cơ chế hoạt động của quyền lực mềm
3.1 Theo cơ chế hoạt động trực tiếp
Để vận hành tốt quyền lực mềm, các nhà lãnh đạo, bộ phận quản lý trong doanh nghiệp thường tạo ra những cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc trực tiếp. Chúng sẽ xúc tiến vai trò quan trọng của quan hệ quyền lực giữa các bên liên quan.
Các đối tác, nhân viên thường sẽ bị thuyết phục, cuốn hút và đi theo một khuôn khổ nhất định một cách vô thức. Do đó, các cuộc nói chuyện truyền cảm hứng của quản lý hay ban điều hành là vô cùng cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng.
3.2 Theo cơ chế hoạt động gián tiếp
Quyền lực mềm tác động đến mọi người và thông qua họ sẽ ảnh hưởng đến ban lãnh đạo trong doanh nghiệp. Việc ảnh hưởng gián tiếp cho thấy rõ được tầm quan trọng của dư luận trong xã hội. Trong trường hợp xấu, nó tạo nên môi trường hỗn loạn buộc phải có sự quản lý, điều hành chặt chẽ hay có những chính sách đổi mới tốt hơn.
Việc ứng dụng cơ chế hoạt động gián tiếp này thường phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó chính là việc thăm dò, lấy ý kiến người dân. Thông qua việc này, ý kiến toàn dân sẽ biến thành công cụ để hiện thực hóa hành vi quyền lực, tạo nên kết quả mong muốn.
Như Joseph Nye chia sẻ, dù hoạt động theo phương thức nào, trực tiếp hay gián tiếp và mục đích gì thì các cấp quản lý đều phải hiểu rõ khái niệm quyền lực mềm là gì. Đồng thời, họ phải có hiểu biết ở mỗi vấn đề, kỹ năng thuyết phục để chuyển đổi suy nghĩ của đối tượng mục tiêu.
4. Quyền lực mềm trong quản lý tổ chức doanh nghiệp
Thời kỳ ban đầu, quyền lực mềm chỉ được nghiên cứu và tìm hiểu để vận dụng cho các mối quan hệ giữa các đất nước với nhau. Sau này, nó được ứng dụng sâu rộng hơn trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Dưới quan điểm doanh nghiệp, quyền lực mềm dựa trên sự thuyết phục và hấp dẫn. Vì thế, các nhà quản lý, điều hành công ty thông minh luôn hiểu rằng phải có nghệ thuật quản lý nhân viên.
Lãnh đạo không thể thành công bằng các mệnh lệnh bắt buộc, độc quyền. Người đứng đầu phải làm gương để mọi người có tiền đề tin tưởng, noi theo và làm việc hiệu quả.
Nếu một nhà quản lý có một tầm nhìn và giá trị đúng đắn, họ sẽ thu hút đội ngũ một cách triệt để. Nhờ đó, họ xây dựng lòng tin với nhân viên nhanh hơn và thiết lập hệ thống hiệu quả hơn.
5. Sự khác nhau giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm là gì?
5.1. Quyền lực cứng là gì
Khác với quyền lực mềm là quyền lực thu hút, quyền lực cứng là phương thức tiếp cận một cách cưỡng ép, bắt buộc giữa các mối quan hệ với nhau. Đây là việc sử dụng sức mạnh của vị trí lãnh đạo, quản lý để bắt nhân viên làm việc theo ý muốn của mình.
Cùng với đó, việc sử dụng sức mạnh để gây ảnh hướng, sự kiểm soát lên cá nhân, tập thể được hiểu là quyền lực cứng. Quyền lực cứng sẽ mang tính chất ép buộc, thậm chí còn đe dọa đến các tiềm lực kinh tế. Mục đích duy nhất của nó là đạt được mục tiêu cuối cùng.
2. So sánh quyền lực cứng và quyền lực mềm
Có thể nói, quyền lực mềm và quyền lực cứng có liên quan chặt chẽ với nhau. Về bản chất, 2 quyền lực này đều hướng đến tạo ảnh hưởng vào nhận thức và hành động của người khác.
Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 quyền lực này là thái độ và phương thức hành động theo các tài nguyên hữu hình. Dưới đây là tài nguyên cụ thể khi vận dụng quyền lực cứng và quyền lực mềm:
COMMENTS